Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và tấn công trẻ.Vậy bố mẹ phải làm gì để phòng tránh bệnh cho trẻ khi giao mùa, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
CÁC BỆNH HÔ HẤP MÀ TRẺ CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI GIAO MÙA
1️. Viêm phổi
Trong tổng số bệnh nhi đến khám, quá 60% là các bệnh liên quan đến bệnh đường hô hấp, viêm phổi…Đặc biệt viêm phổi ở trẻ nhỏ diễn biến rất nhanh. Vì thế, với những bệnh nhi ngoại trú, bác sĩ yêu cầu cha mẹ phải theo dõi sát diễn biến của trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh diễn biến bệnh cực kỳ nhanh.
2️. Viêm mũi dị ứng
Những bệnh trẻ dễ mắc khi thời tiết giao mùa đó là viêm mũi dị ứng đặc biệt những bé có cơ địa mẫn cảm.
Trẻ viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có màu vàng hoặc xanh khi đó là đã bị bội nhiễm vi khuẩn), có bé bị nghẹt mũi. Nặng hơn, bé bị khó thở, ù tai.
Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé.
Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà.
3️. Cảm/cúm
Cảm do vi rút gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do vi rút. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh. Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh.
Khi bé bị cảm thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi… nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp.
4️. Viêm họng cấp
Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.
Để phòng tránh viêm họng cấp ở trẻ cần chú ý vệ sinh mũi họng như: rửa mũi, đánh răng, súc miệng nước muối ấm. Giữ ấm vùng cổ khi nằm điều hoà.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH HÔ HẤP CHO BÉ
– Thường xuyên rửa tay, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng có tính sát khuẩn.
– Giữ ấm cơ thể hạn chế đến chỗ đông người.
– Đeo khẩu trang khi đi ra đường.
– Nên ngâm mật ong với chanh đào uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối 1 ly hỗn hợp này cũng rất tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ (không dùng cho bé dưới 1 tuổi)
– Cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh. Có thể kiểm tra bằng cách sờ chân tay bé nếu ấm là bé đã đủ ấm, còn nếu lạnh là bé đã bị lạnh.
– Cẩn thận khi tắm cho trẻ, nên tắm nước ấm, trong phòng kín gió, tắm xong lau người thật nhanh và mặc quần áo cho trẻ.
– Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ, chỗ chơi của trẻ.
– Trong lúc trẻ ngủ, nên cho trẻ mặc quần áo dài mỏng mát, nên đắp chăn ngang bụng, lưu ý không để trẻ nằm gần quạt hoặc hướng điều hòa.
– Tập cho trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày.
– Không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn nguội lạnh, nhất là uống nước lạnh.